Đóng lại
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kỹ năng nói chuyện với trẻ

Kỹ năng nói chuyện với trẻ ​Kỹ năng nói chuyện với trẻ là điều rất quan trọng, nhưng nếu không có tình yêu thương thì tất cả đều là nói suông Trẻ nhỏ học nói rất nhanh, vì vậy kỹ năng nói chuyện với trẻ là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có kỹ năng nói chuyện với trẻ đúng đắn nhé! Đối với trẻ dưới hai tuổi cha mẹ không được nói câu dài, câu nói cần đơn giản, rõ ràng, nhằm thẳng vào sự việc. Khi trẻ làm ra chuyện gì đó, không nên phản ứng ngay, mà cần nhìn nhận nguyên nhân dẫn đến sự việc đó, sau đó tìm biện pháp giải quyết. Kỹ năng nói chuyện với trẻ; Khi trẻ kể về những phiền muộn ở trường học hoặc khi chơi với các bạn, cha mẹ cần có phản ứng tích cực. Khi cha mẹ hiểu cảm giác của trẻ thì trẻ mới mở lòng chia sẻ với mình, nói với chúng ta toàn bộ sự việc, nhân đó cũng cần khuyên bảo trẻ các cách khác nhau để xử lý sự việc. Nếu sau khi trẻ kể xong cha mẹ ngay lập tức phê bình trẻ thì trẻ không những không tiếp thu những lời chúng ta nói, mà còn khép kín, ngại tâm sự với tâm lý: dù sao cha mẹ cũng không hiểu, mình không nên nói ra. Có lúc khi trẻ kể với cha mẹ sự việc xảy ra và cảm nhận của trẻ xong thì bản thân trẻ đã hiểu rõ, đã có đáp án rồi, không cần cha mẹ góp ý, tự trẻ sẽ biết cách giải quyết vấn đề đó như thế nào. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi Khi phê bình hoặc tán dương trẻ, cha mẹ cần chú ý nguyên tắc đánh giá sự việc chứ không đánh giá con người. Chẳng hạn như: khi bạn bảo trẻ thu dọn đồ chơi nhưng trẻ không làm, thì cha mẹ không nên mắng trẻ lười biếng, bởi vì như thế không những không thể giải quyết vấn đề, mà còn làm cho trẻ có sự đánh giá không đúng về tính cách và nhân cách của mình. Kỹ năng nói chuyện với trẻ bạn nên dùng ở đây là sử dụng ngôn ngữ đơn giản, chỉ bảo hoặc nhắc nhở trẻ làm. Nếu là trẻ nhỏ, khi cần thiết thì hướng dẫn hoặc làm mẫu cho trẻ biết cần thu dọn đồ chơi như thế nào. Nếu bạn thấy phòng của trẻ được sắp xếp gọn gàng sạch sẽ, cũng không nhất thiết phải khen trẻ: “Con thật giỏi, sắp xếp phòng thật gọn gàng sạch sẽ” mà có thể nói: "Con hãy nhìn xem chồng sách được xếp đặt gọn gàng trên giá sách, ghế cũng được xếp rất ngăn nắp, ở trong phòng sạch sẽ đọc sách hoặc làm việc đều rất thoải mái", cha mẹ nói rõ với trẻ những cố gắng và kết quả mà trẻ đã đạt được. Khi được gia đình yêu thương, tình cảm của trẻ sẽ phát triển lành mạnh Trẻ làm đúng hay sai không phải là vấn đề cơ bản, điều quan trọng là làm cho trẻ ý thức được rằng, trong quá trình trưởng thành của trẻ cha mẹ luôn quan tâm chăm sóc, hiểu, khuyên bảo, tiếp nhận và tin tưởng trẻ. Dù trẻ cao hay thấp, thông minh hay đần độn, vui vẻ hay buồn chán, khi trẻ có gia đình yêu thương thì tình cảm của trẻ mới phát triển lành mạnh, nhân sinh quan của trẻ mới tích cực. Nhờ có gia đình yêu thương trẻ cũng mới biết dùng sự yêu thương đó để yêu thương người khác, dùng sự thấu hiểu như vậy để cảm thông với người khác, vui với niềm vui của người khác, khóc cùng sự đau buồn của người khác. Phải thừa nhận rằng, những bậc làm cha mẹ như chúng ta đến bản thân mình nhiều khi cũng rất khó kiềm chế, sự kiên trì nhẫn nại và tình thương của chúng ta có giới hạn. Trẻ ngoan không nói làm gì, trẻ hư sẽ khiến chúng ta nổi cáu. Trong quá trình sống cùng trẻ, tôi nhận thức sâu sắc hơn về bản thân mình, đồng thời tôi cũng nhận ra điểm yếu của bản thân và mong muốn thay đổi, mở rộng tấm lòng bao dung, độ lượng của bản thân, khiến cho tôi có thể đồng hành với sự trưởng thành của con. Kỹ năng nói chuyện với trẻ là điều rất quan trọng, nhưng nếu không có tình yêu thương thì tất cả đều là nói suông. Ngoài bài viết về kỹ năng nói chuyện với trẻ, cuốn sách phương pháp giáo dục Montessori còn chia sẻ đến bạn đọc rất nhiều kỹ năng khác. Hãy thường xuyên ghé thăm trang web của chúng tôi để cập nhật những thông tin bổ ích về cách nuôi dạy con trẻ nhé! Nguồn sưu tầm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 593
Hôm qua : 571
Tháng trước : 12.902